Skip to Content
Thứ ba, 21 Tháng 05 Năm 2024

Không tìm thấy video nào

Không tìm thấy video nào

User Online: 9,556
Total visited in day: 3,025
Total visited in Week: 26,491
Total visited in month: 197,456
Total visited in year: 1,193,514
Total visited: 17,281,521

Cánh đồng Chàng ghi dấu sự hi sinh quên mình của 13 liệt sỹ

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Cánh đồng Chàng thôn Hoàng Lại, xã Thanh Vân đã chứng kiến sự hy sinh quên mình của 13 người con của Vùng quê ATKII Hiệp Hòa (Bắc Giang) và Phú Bình (Thái Nguyên) góp phần vào thắng lợi tổng khởi nghĩa mùa thu tháng Tám năm 1945.

Cánh đồng Chàng thôn Hoàng Lại, xã Thanh Vân đã chứng kiến sự hy sinh quên mình của 13 người con của Vùng quê ATKII Hiệp Hòa (Bắc Giang) và Phú Bình (Thái Nguyên) góp phần vào thắng lợi tổng khởi nghĩa mùa thu tháng Tám năm 1945.

Trung tâm Văn hóa- Thông tin xây dựng Bia Cánh đồng Chàng

Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ II đang ngày càng có lợi cho phe đồng minh. Để đề phòng quân Pháp vào khi quân Đồng minh đến, Nhật đã làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Trước tình hình trên Trung ương Đảng đã triệu tập cuộc họp tại Từ Sơn, Bắc Ninh ngày 12/3/1945 để nhận định tình hình và đề ra chủ chương khi cuộc đảo chính nổ ra. Hội nghị đã ra bản chỉ thị “Nhật Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”

Chỉ thị xác định thời cơ giành chính quyền đã đến. Chính ngày hôm đó tại đình làng Xuân Biều, xã Xuân Cẩm huyện Hiệp Hòa, dưới sự chỉ huy của đồng chí Lê Thanh Nghị - Chính trị chỉ đạo viên phong trào chống Nhật ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, và đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh- Trưởng Ban cán sự tỉnh Bắc Giang đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền tại đình làng Xuân Biều giành thắng lợi. Đây là một trong những địa danh lịch sử đứng lên khởi nghĩa giành được chính quyền sớm nhất cả nước.

 Ngày 15/3/1945 Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Thanh Nghị và đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh đã mở cuộc tuyên truyền xung phong  ở Đình Chợ Vân đồng thời xét xử 2 tên phản động Lý Trúc của Hoàng Vân và Chánh Hội Bảng ở Ca Sơn Hạ - Phú Bình (Thái Nguyên), bọn phản động gây mất trật tự an ninh và có nhiều nợ máu với nhân dân cũng bị trựng trị nghiêm khắc. Ngày 16 tháng 03 năm 1945, cũng tại ngôi đình này một cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức. Tham dự cuộc mít tinh có hàng ngàn tự vệ và quần chúng thuộc hai tổng Ngọc Vân và Ngọc Thành cùng ấp Ba Huyện. Những người dự mít tinh rất phấn khởi khi nghe các chủ trương mới của Đảng, đặc biệt là chủ trương “phá kho thóc giải quyết nạn đói”. Sau cuộc mít tinh, tự vệ chiến đấu và nông dân kéo đi phá kho thóc của đồn điền Cọ, suốt đêm ấy, bà con hăng hái giành lại được khá nhiều thóc, gạo trong lúc nạn đói đang đe dọa gay gắt. Binh lính ở đồn Trị Cụ hoang mạng sợ hãi. Trước tình hình ấy tên tránh hội Bảo An Bắc Giang điện cho tên đồn trưởng Trị Cụ “chống lại được Việt Minh thì chống, không chống được thì nhanh chóng rút về đồn Hà Châu Thái Nguyên” biết được tin đó đ/c Nguyễn Trọng Tỉnh chỉ đạo tiến công địch. Sáng ngày 17/3/1945 tự vệ chiến đấu phía bắc huyện Hiệp Hòa được vũ trang bằng súng đạn mới thu được của địch dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Văn Ấp, Ngô Thị Liên và đồng chí Ư một cán bộ quân sự của khởi nghĩa Bắc Sơn phục kích đánh địch. Tự vệ ta vận động qua bờ mương , bờ ruộng đón đánh địch ở cánh đồng Hoàng Lại. Địch bắn trả quyết liệt. Nhân dân ở các làng, ấp xung quanh cũng trang bị giáo mác, gậy gộc…hỗ trợ. Tự vệ Ca Sơn Hạ (Phú Bình) đang tập luyện cũng được lệnh vượt hàng cây số đến phối hợp chiến đấu. Do địa hình trống trải, lại đánh ban ngày nên yếu tố bất ngờ bị hạn chế, vũ khí kém hơn địch và kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều nên ta hy sinh 13 đồng chí. Trận đánh thể hiện ý chí tiến công địch, tinh thần chiến đấu dũng cảm, không sợ hy sinh của các chiến sỹ tự vệ và nhân dân địa phương.

13 chiến sỹ hy sinh tại Cánh đồng Chàng

Trận đánh tại cánh đồng Chàng làng Hoàng Lại xã Thanh Vân đã đi vào lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Hiệp Hòa. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, HĐND-UBND huyện Hiệp Hòa, tháng 11 năm 2016, Trung tâm VHTT huyện đã xây dựng Bia Cánh đồng Chàng, ghi nhận trận đánh ác liệt và sự hi sinh anh dũng của 13 liệt sỹ. Qua đó nhằm giáo dục thế hệ trẻ địa phương tự hào về sự hi sinh của các thế hệ cha ông.

Nguyễn Thị Hương- Trung tâm VH-TT huyện