Truy cập nội dung luôn
Chủ nhật, 12 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,739
Tổng số trong ngày: 3,693
Tổng số trong tuần: 3,692
Tổng số trong tháng: 119,524
Tổng số trong năm: 1,115,582
Tổng số truy cập: 17,203,589

Tăng cường các giải pháp phòng chống thiên tai

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

 

Ngày 10/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến hai cấp (tỉnh, huyện) tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh chủ trì. 

Điểm cầu huyện Hiệp Hòa

Dự và chủ trì tại điểm cầu huyện Hiệp Hòa có đồng chí Hoàng Công Bộ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, cùng dự có các đồng chí thành viên ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện; lãnh đạo các cơ quan, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn huyện, công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Sông Thương.

Điểm cầu tỉnh

Trong năm 2023 Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ điều hành PCTT&TKCN. Các địa phương thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, gắn thực hiện mô hình “cộng đồng an toàn” với thực hiện các tiêu chí an toàn PCTT trong xây dựng nông thôn mới. Trong năm đã có 932 vi phạm được xử lý. Đặc biệt, trước các tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã kịp thời ban hành các kế hoạch, công điện, báo cáo, văn bản chỉ đạo các địa phương, công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi chủ động phương án huy động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó. Qua đó góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người bị nạn do thiên tai; tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp; khắc phục cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, sạt lở, ổn định đời sống người dân.

Để triển khai hiệu quả nhiệm vụ năm 2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tập trung tham mưu UBND tỉnh triển khai tốt việc diễn tập PCTT&TKCN. Tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an huy động nhân lực, phương tiện, chủ động mọi phương án sẵn sàng ứng phó trước mọi tình huống thiên tai.

Đồng chí Hoàng Công Bộ, Chủ tịch UBND huyện phát biểu

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, đơn vị chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp trong công tác PCTT&TKCN. Phát biểu tham luận tại hội nghị, đồng chí Hoàng Công Bộ, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết: toàn huyện có Tuyến đê tả Cầu dài gần 40km, chạy qua 11 xã từ xã Thái Sơn đến xã Đông Lỗ Tuyến Đê chạy qua nhiều khu dân cư, làng cổ nên có nhiều công trình vi phạm trong hành lang bảo vệ đê. Những công trình này làm cản trở dòng chảy vào mùa mưa bão, nguy cơ ảnh hưởng đến các tuyến đê.

Xác định công tác Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động các hộ dân tháo dỡ các công trình bị ảnh hưởng trong phạm vi hành lang bảo vệ đê, hiến đất, mở rộng mặt đê và hành lang chân đê là một trong những công việc cần tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, hằng năm của huyện. Huyện ủy, UBND huyện cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên kiện toàn, bổ sung thành viên Ban chỉ đạo xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; xây dựng Kế hoạch xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

Đặc biệt hằng năm, trước mùa mưa bão huyện đều triển khai tổ chức ký cam kết với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã với Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đê điều, khoáng sản, môi trường, không để vi phạm mới trong hành lang bảo vệ đê, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê trên địa bàn huyện. Trong đó, yêu cầu các đồng chí bí thư, chủ tịch UBND các xã đi kiểm tra thực tế về đất đai, đê điều ít nhất 1 lần/tuần, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ dân tháo dỡ công trình xây dựng trong hành lang đê; kịp thời xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn cho các tuyến đê, theo đó từ năm 2020 đến hết tháng 3/2024, toàn huyện đã xử lý, giải tỏa hơn 600 trường hợp vi phạm hành lang đê điều, riêng năm 2023 đã xử lý xong 48/48 trường hợp vi phạm. Cùng với đó huyện linh hoạt sáng tạo trong công tác tuyên truyền vận động người dân từ đó giúp người dân hiểu tự nguyện tháo dỡ công trình ảnh hưởng, hiến đất xây dựng tuyến đế kiểu mẫu. Với cách làm quyết liệt, tập trung cao lãnh đạo tuyên truyền, vận động đã có gần 1000 hộ đã tự tháo dỡ công trình; hiến trên 14.000m2 đất; giải tỏa, làm được 8,93 km đường gom chân đê, riêng năm 2024 đã hoàn thành giải tỏa thêm 2 km đường gom chân đê…

Huyện kiến nghị trong thời gian tới, Tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp tuyến đê tả Cầu để bảo vệ an toàn khi có sự cố mưa bão xảy ra trên địa bàn; đề nghị Cục PCTT và quản lý đê điều (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tăng cường tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về PCTT, giải tỏa công trình, nhà cửa trong hành lang bảo vệ đê. Sở Nông nghiệp và PTNT quan tâm tu bổ một số đoạn đê đã xuống cấp nghiêm trọng thuộc xã Hòa Sơn; sớm tổ chức thi công gia cố mặt đê thuộc xã Mai Trung, xã Đông Lỗ….

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, tình hình thời tiết năm 2024 diễn biến phức tạp hơn so với năm trước, tiềm ẩn nhiều thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Ô Pích, Phó chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai đồng bộ giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời trước diễn biến thời tiết. Đồng chí biểu dương các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Nam, Yên Dũng đã tích cực tham gia xử lý vi phạm, giải tỏa hành lang đê điều.

Đồng chí nhấn mạnh, những năm gần đây, Bắc Giang đang tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng KT - XH, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao đã làm thay đổi diện mạo địa hình và hệ thống chứa nước. Vì vậy, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, các sở, ngành, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp nâng cao công tác phòng ngừa, dự báo, cảnh báo thiên tai. Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch PCTT. Từ cấp tỉnh đến cơ sở tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; cần coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, yêu cầu cả hệ thống chính trị phải tập trung cao vào cuộc. Với sự phát triển công nghiệp nhanh, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào địa bàn, PCT UBND đề nghị, các địa phươngkhi triển khai xây dựng hạ tầng  khu, cụm công nghiệp, cần đặc biệt quan tâm thiết kế, thi công hệ thống tiêu thoát nước phù hợp với quy hoạch. Tăng cường kiểm tra, thanh tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp tái phạm; gắn trách nhiệm đối với chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn để xảy ra vi phạm...

Vân Anh