Truy cập nội dung luôn
Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,323
Tổng số trong ngày: 7,516
Tổng số trong tuần: 39,043
Tổng số trong tháng: 98,594
Tổng số trong năm: 1,094,652
Tổng số truy cập: 17,182,659

Những nghi lễ độc đáo tại lễ hội Y Sơn

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

 

Lễ hội truyền thống Y Sơn, xã Hòa Sơn  vừa được UBND huyện Hiệp Hòa tổ chức theo quy mô cấp huyện trong 3 ngày 15,16,17 tháng Giêng năm Giáp Thìn tại Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Y Sơn. Đây là lễ hội cổ truyền đã có từ lâu đời. Đền Y Sơn thờ đức thánh Hùng Linh Công- người đã có công lao giúp vua Hùng đánh tan giặc Ân, mang lại sự bình yên cho dân tộc.

Đền Y Sơn thờ Đức Thánh Hùng Linh Công

Lễ hội Y Sơn còn gọi là lễ hội Phu Nhân Thánh Mẫu, trong đó có nhiều phong tục, nghi lễ độc đáo, mang nét riêng đặc trưng chỉ có ở Y Sơn như: Lễ rước kiệu truyền thống từ đền Y Sơn sang chùa Y Sơn, lễ “cuốn quân tập trận”; lễ “kéo chữ”; lễ tướng quản (rước voi)…

Lễ rước chân linh Đức Thánh Hùng Linh Công từ Đền Hạ sang Chùa, đoàn rước có 2 ngựa thần, 5 kiệu cùng các đồ tế khí

Lễ rước nồi hương, quạt ngà voi

Rước cây bông dò - biểu tượng của lộc phật, lộc thánh mong cho mùa màng bội thu

Trong ngày khai hội, hàng trăm tráng đinh và nhân dân trong xã, thuộc 4 giáp: Hương Trù, Hòa Thuận, Tiên Cảnh và Thù Cốc (giáp đăng cai) đã tổ chức nghi lễ rước kiệu truyền thống từ đền Y Sơn sang chùa Y Sơn; rước chân linh Đức thánh Hùng Linh Công, Đức thánh Phụ từ, Đức thánh Mẫu, rước nồi hương, quạt ngà voi, rước cây bông dò.

Lễ cuốn con quân tập trận mô phỏng Đức Thánh Hùng Linh Công tập trận trước khi đi dẹp giặc 

Nghi lễ độc đáo tiếp theo tại Lễ hội đó lài lễ cuốn con quân (tập trận): trình diễn mô phỏng Đức thánh Hùng Linh Công luyện tập quân trước giờ ra trận dẹp giặc.  Đội hình tham gia gồm 16 quan viên, 32 trai cờ, 32 dâng hương, chiêng trống…Tất cả các quan viên và trai đồ các giáp mang theo cờ quạt, chiêng trống, mặc áo, quấn khăn, gon quần theo nghi thức truyền thống, kéo quân do một ông quan viên điều khiển theo hiệu trống. Đoàn quân đi theo hình chữ S, cuốn ba vòng. Vừa đi vừa nổi chiêng trống rầm rộ. Sau kéo thành hàng dài rồi gấp lại, cắt thành chữ tâm, đứng thành ba hàng, dàn đều cờ trống. Theo nhịp trống và hướng dẫn của quan viên điều khiển, đoàn quân làm những động tác: đứng nghiêm, ngồi xuống, hạ cờ xuống, vác cờ lên, quay phải, quay trái… ăn nhịp với tiếng trống.

Lễ xếp chữ theo hình nét chữ Hán

Tiếp theo là lễ “kéo chữ” tức xếp chữ. Đội hình tham gia như đội hình cuốn con quân tập trận, đi theo nét chữ Hán, thực hiện nghi lễ xếp các chữ: Quốc, Xuân, Thuận, Nhân, Tâm, Đức. Ý nghĩa của các chữ mang tính giáo dục chân thiện mỹ, cầu mong trời phật phù hộ vạn sự tốt đẹp.

Việc lựa chọn nam thanh, nữ tú tham gia Tướng quản rất quan trọng, phải đảm bảo "sắc vụ tinh hoa, y mạo đoan nghiêm" 

Các động tác Lễ (lễ nhún) trong nghi lễ Tướng quản phải nhịp nhàng, uyển chuyển theo tiếng trống, đảm bảo cung kính, trang nghiêm

Nghi lễ độc đáo nhất đó là nghi lễ Tướng Quản: mô phỏng Tướng, quân của Đức Thánh Hùng Linh Công vào chùa lễ phật thay cho ông bà Hùng, Nhạc ( Thánh Phụ, Thánh Mẫu) bày tỏ lòng biết ơn trời phật đã phù hộ cho ông bà sinh ra người con là Đức Thánh Hùng Linh Công  ( Thánh trả ơn phật), tên gọi tích hội là Lễ hội Phu nhân Thánh Mẫu. Đến giờ hành lễ các Tướng hạ mã ( xuống ngựa) đi bộ vào chùa, Tướng và Quản tượng cưỡi voi xe vào chùa hành lễ ( Lễ Tướng quản, Lễ Rún).

Ngoài những cuộc tế lễ, dẫn rước được tổ chức theo nghi thức cổ truyền đặc sắc, hội còn tổ chức thêm nhiều trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê (con dê thật ), đánh đu, nhảy phỗng, cờ người, hát chèo và các trò chơi khác cùng các giải thể thao truyền thống….thu hút đông đao du khách thập phương trong và ngoài huyện. Theo thông lệ cứ 3 năm 1 lần, lễ hội Y Sơn sẽ được tổ chức với quy mô lớn.

Với những giá trị tiêu biểu, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội Y Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2015. Chùa Y Sơn được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2018 và được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2020.

Vân Anh