Truy cập nội dung luôn
Thứ bảy, 11 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,342
Tổng số trong ngày: 6,553
Tổng số trong tuần: 53,884
Tổng số trong tháng: 113,435
Tổng số trong năm: 1,109,493
Tổng số truy cập: 17,197,500

Nghè Cầu Hang hòm thư bí mật thời kỳ tiền khởi nghĩa

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Nghè Cầu Hang là công trình tín ngưỡng văn hóa của nhân dân thôn Vạn Thạch xã Hoàng Vân huyện Hiệp Hòa, được dựng lên để thờ thành Hoàng làng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

Nghè Cầu Hang là công trình tín ngưỡng văn hóa của nhân dân thôn Vạn Thạch xã Hoàng Vân huyện Hiệp Hòa, được dựng lên để thờ thành Hoàng làng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Từ ngày khởi tạo đến nay, trải qua thời gian và những biến cố lịch sử, Nghè đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Tháng 4 năm 2006 nhân dân địa phương hưng công đại trùng tu Nghè.

Trong thời kỳ khởi nghĩa năm 1945, huyện Hiệp Hòa là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, nằm tiếp giáp giữa 2 tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, là nơi nằm giữa trung độ từ Hà Nội lên căn cứ cách mạng Việt Bắc, lại là nơi có cơ sở cách mạng vững vàng và phát triển khá rộng, quần chúng được giác ngộ và rèn luyện, thử thách trong đấu tranh. Nổi bật trong phong trào đấu tranh của huyện Hiệp Hòa lúc bấy giờ là tổng Hoàng Vân, tiêu biểu là các xóm Vân Xuyên, Vạn Thạch, , Hoàng Liên...Nơi đây có địa hình đồi gò xen kẽ với hệ thống sông ngòi dày đặc, hiểm trở, cây cối rậm rạp, làng xóm mang dáng vẻ của đồn lũy phòng thủ, rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở cách mạng bí mật và căn cứ địa an toàn. Nhân dân sớm được giác ngộ cách mạng, một lòng đi theo Đảng.

Theo lời kể của ông Tạ Văn Sáu (một lão thành cách mạng ở địa phương): Xưa (năm 1940-1945) Nghè Cầu Hang năm tọa lạc trong khu vực đồi thông, cấy cối um tùm, rậm rạp, địa hình hiểm trở hoang vu. Cùng với tiếng chim kêu, quạ réo và những lời đồn thổi có hổ rữ. Đêm thanh vắng các loài chim cú, quạ réo tạo nên cảnh rùng rợn lạ thường, nên dân chúng rất ít người qua lại khu vực này.Vị trí nghè Cầu Hang nằm ở vị thế khá an toàn và thuận lợi. Từ địa điểm này có thể sang đất Yên Thê (Tân Yên ngày nay), hay theo đường mòn ngược lên phía Bắc là cơ sở cách mạng xóm Đá, đến điểm quân sự Đồng Hang 700m và đi ngược lại lên điểm huấn luyện quân sự Soi ông Cả Thát thôn Vân Xuyên khoảng 2km. Phía Nam có con ngòi thông ra sông Cầu xuôi xuống Bắc Ninh hay ngược lên Phổ Yên (Thái Nguyên) đều rất thuận lợi. Phía Đông có con đường mòn nhỏ đi đến làng Liều Ngạn nơi có phong  trào cách mạng phát triển mạnh. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy, vào đầu năm 1941 Xứ ủy Bắc Kỳ chọn Nghè cầu Hang làm nơi đặt hòm thư bí mật, địa điểm liên lạc giữa các cơ sở cách mạng trong vùng.

Ông Thỉnh người trực tiếp làm liên lạc chuyển và nhận thư tại địa điểm Nghè Cầu Hang cho biết: Giai đoạn 1941-1945 ông làm liên lạc của Xứ ủy Bắc Kỳ, hàng tuần vài ba lần có đến Nghè Cầu hang lấy thư của cán bộ đi công tác ở các tỉnh Đồng bằng và Trung du gửi cơ quan Xứ ủy để báo cáo công tác đã làm và xin nhận nhiệm vụ mới. Thư thường để dưới chân bát hương trên ban thờ. Biệt hiệu khi đến Nghè có cành lá tươi nhỏ gài ngoài cửa là tình hình an toàn, nếu không có cành lá tươi nhỏ cài ngoài cửa thì tình hình ngược lại, phải rời khỏi khu vực này ngay. Chính vì vậy trong giai đoạn 1941-1945 Nghè cầu hang là địa điểm liên lạc, nơi đặt hòm thư bí mật của Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa các cơ sở cách mạng trong vùng, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nguyễn Thị Hương- Trung tâm VH-TT