Truy cập nội dung luôn
Chủ nhật, 12 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 5,016
Tổng số trong ngày: 37
Tổng số trong tuần: 36
Tổng số trong tháng: 115,868
Tổng số trong năm: 1,111,926
Tổng số truy cập: 17,199,933

Làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị cụm di tích lịch sử văn hóa An toàn khu II

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Ngày 08/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1041/QĐ-TTg công nhận 16 xã An toàn khu II (ATK II) thuộc tỉnh Bắc Giang. Với giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng, cụm di tích lịch sử ATK II, huyện Hiệp Hòa đang được quan tâm đầu tư bảo tồn, tôn tạo để phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Huyện Hiệp Hòa thuộc vùng trung du miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Do có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng của vùng, huyện Hiệp Hòa được coi là cửa ngõ, phên dậu giữa hai vùng chiến lược trọng yếu là châu thổ sông Hồng và vùng núi rừng Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hiệp Hòa là địa chỉ đỏ cho du khách tìm đến bởi hàng loạt các khu di tích gắn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, nơi lưu giữ một phần ký ức của dân tộc.

Từ tháng 8 năm 1938, xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa) được Trung ương Đảng chọn làm nơi để gây dựng cơ sở cách mạng. Nơi đây, đã từng che chở, nuôi giấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng như Hoàng Quốc Việt, Lê Hoàng,…

Đình chợ Vân, thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An - nơi diễn ra những cuộc tuyên truyền xung phong và những cuộc mít tinh lớn.

Đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng tiến hành xây dựng ATK thứ hai của Trung ương. Địa bàn xây dựng ATK II thuộc khu vực giáp ranh giữa ba huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang), huyện Phổ Yên và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Đầu năm 1944, ATK II của Trung ương Đảng đã hình thành và trở thành địa bàn hoạt động an toàn của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và nhiều cơ quan giúp việc. ATKII là nơi tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ, tổ chức nhiều hội nghị, sự kiện quan trọng của Trung ương, Xứ ủy, và Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ…

Tự hào về truyền thống quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Hòa đã và đang tập trung bảo tồn, tôn tạo  nhằm phát huy giá trị của cụm di tích lích sử văn hóa ATK II. Trong 16 xã ATK II của huyện Hiệp Hòa có tổng số 201 di tích các loại, trong đó có 14 di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng cấp Quốc gia. Trong đó, tiêu biểu có 7 điểm di tích lịch sử thuộc cụm di tích lịch sử văn hóa ATK II gắn với thời kỳ cách mạng tiền khởi nghĩa được xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 2754/QĐ-BVH ngày 15/10/1994, bao gồm: Nhà cụ Nguyễn Văn Chế (Hựu), nhà cụ Ngô Văn Đông (Lý Đông), nhà cụ Ngô Văn Thấu (Đồ Ba), đình chợ Vân, đình Vân Xuyên, đình Xuân Biều và đền Soi. Đây là những gia đình, những địa điểm đã từng nuôi giấu cán bộ, tổ chức hội họp, các lớp huấn luyện… của Trung ương và Xứ ủy, góp phần làm nên một ATK II Hoàng Vân - Hiệp Hòa trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đình Xuân Biều, xã Xuân Cẩm - nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã thắng lợi sớm nhất cả nước.

 

Để bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa tại cụm di tích lịch sử văn hóa ATK II, năm 2006 Nhà nước đã cấp kinh phí để trùng tu, tôn tạo các di tích như: đình Xuân Biều, xã Xuân Cẩm - nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã thắng lợi sớm nhất trên địa bàn 02 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và sớm nhất cả nước kể từ khi có Chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; đình Vân Xuyên, một ngôi đình cổ - nơi diễn ra nhiều cuộc mít tinh và là nơi xuất phát của lực lượng vũ trang đi giành chính quyền ở huyện lỵ Hiệp Hòa ngày 01/6/1945; đền Soi - địa điểm tổ chức các lớp huấn luyện quân sự của Đảng cuối năm 1940.

Năm 2007, trùng tu, tôn tạo nhà cụ Nguyễn Văn Chế (Hựu), nhà cụ Ngô Văn Đông (Lý Đông), nhà cụ Ngô Văn Thấu (Đồ Ba). Năm 2008 đình Chợ Vân - nơi diễn ra những cuộc tuyên truyền xung phong và những cuộc mít tinh lớn cũng được Nhà nước cấp kinh phí xây mới trên nền đình chợ Vân xưa. Năm 2009, nhà trưng bày truyền thống ATK II của huyện được xây dựng mới với tổng diện tích trên 500m2, gồm 02 tầng, tại đây trưng bày hơn hai trăm tài liệu, hiện vật, hình ảnh về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Hiệp Hòa, chủ yếu là thời kỳ cách mạng tháng Tám năm 1945. Tổng mức kinh phí trùng tu, tôn tạo cho cụm di tích lịch sử văn hóa ATK II Hiệp Hòa lên tới trên 10 tỷ đồng.

Trong những năm qua, cụm di tích lịch sử văn hóa ATK II Hiệp Hòa đã vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo từng hoạt động tại Hoàng Vân, nhiều cán bộ tiền khởi nghĩa, lão thành cách mạng, nhân dân, sinh viên các trường đại học, học sinh, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh… tới tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang nói chung và Đảng bộ, nhân dân huyện Hiệp Hòa nói riêng luôn tự hào về một vùng quê cách mạng, nơi có những con người hiền hậu, trong gian khó đã không quản ngại hy sinh, một lòng, một dạ giúp đỡ, chở che cho cách mạng.

Để bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử vô cùng quý giá của cụm di tích lịch sử ATKII, thiết nghĩ cần có sự chung sức, đồng lòng, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân trong việc đầu tư, tôn tạo. Qua đó, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, góp phần phát triển KT-XH, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng biết ơn, tự hào về quê hương cho thế hệ trẻ hôm nay./.