Skip to Content
Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Không tìm thấy video nào

Không tìm thấy video nào

User Online: 22,677
Total visited in day: 3,887
Total visited in Week: 9,540
Total visited in month: 180,505
Total visited in year: 1,176,563
Total visited: 17,264,570

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

 

Sáng 05/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy  (PCCC) trong tình mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tại điểm cầu Trung ương, cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Đồng chí Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì tại điểm cầu huyện Hiệp Hoà. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo Công an huyện và lãnh đạo một số cơ quan, đoàn thể huyện.

Thời gian vừa qua, cả nước đã xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả hết sức nghiêm trọng về người và tài sản. Đây là hồi chuông cảnh báo và cho thấy tình hình rất khẩn cấp, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phải có ngay những giải pháp cấp bách, khả thi để phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các vụ cháy; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân và doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Công an, từ đầu năm đến nay, toàn quốc xảy ra 2.927 vụ cháy và sự cố làm chết 134 người, bị thương 101 người, gây thiệt hại gần 230 tỷ đồng và 207 ha rừng. So với cùng kỳ năm 2022, giảm 1.367 vụ cháy nhưng tăng số người chết, người bị thương. Đặc biệt, vụ cháy tại chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) ngày 12/9 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 56 người chết.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được, nhất là những việc chưa làm được, những tồn tại, hạn chế, bất cập, khó khăn, làm rõ nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân và doanh nghiệp.

Thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác PCCC, CNCH. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật được quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao kiến thức, ý thức về PCCC của người dân.

Tuy nhiên, công tác PCCC và CNCH còn nhiều hạn chế, thiếu sót và khó khăn, bất cập. Tình hình cháy, nổ tại hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, cơ sở tập trung đông người diễn biến phức tạp. Các vụ cháy có nguyên nhân từ sự cố thiết bị tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ cao…

Tại nhiều địa phương, nhất là các đô thị lớn, các hộ dân tự ý chuyển đổi công năng từ nhà ở sang kết hợp sản xuất, kinh doanh khi chưa được phép. Một số chủ đầu tư không chấp hành quy định về PCCC, nhiều công trình chưa được nghiệm thu về PCCC nhưng vẫn đưa vào sử dụng.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, doanh nghiệp, người dân chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của PCCC, còn chủ quan, coi nhẹ. Mức độ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị PCCC chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ nên khi xảy ra sự cố cháy, nổ gây ra hậu quả nặng nề…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh:  các cấp, các ngành, các địa phương phải luôn xác định rõ vị trí, vai trò, hiệu quả của công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của đất nước, để có chủ trương, chính sách đúng, kịp thời, phù hợp. Phải đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tổ chức thực hiện, công tác PCCC phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và sự tham gia tích cực của Người dân. Công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn cho người dân và toàn xã hội ở mức cao nhất, hạn chế tối đa hậu quả, thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về công tác PCCC.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, CNCH nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và kỹ năng của Người dân, doanh nghiệp trong PCCC và CHCN. Cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu trong thực hiện quy định về PCCC; quan tâm nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về PCCC.

Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các nguồn lực, trong đó có nguồn lực của xã hội cho đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất PCCC, CHCN, đáp ứng yêu cầu khi có sự cố xảy ra. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về PCCC, CNCH.  

Tập trung hoàn thiện các chính sách, pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định, tiêu chuẩn về PCCC, CNCH phù hợp với sự phát triển KT-XH. Chú trọng công tác phòng ngừa từ sớm, từ xa ngay từ cơ sở. Cần tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ, trong đó phải phân loại, đánh giá cụ thể từng nhóm tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, PCCC, điện lực để có giải pháp phù hợp.

UBND các tỉnh, TP tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

 

Thanh Ngà