Truy cập nội dung luôn
Chủ nhật, 28 Tháng 04 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,217
Tổng số trong ngày: 2,706
Tổng số trong tuần: 2,705
Tổng số trong tháng: 188,277
Tổng số trong năm: 932,497
Tổng số truy cập: 17,020,504

Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai và Luật Căn cước

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Ngày 27/3, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PHPBGDPL) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai và Luật Căn cước. Hội nghị được kết nối trực tuyến với các điểm cầu tại các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL tỉnh. Về điểm cầu huyện có đồng chí Phạm Văn Nghị UVBTV Phó chủ tịch UBND huyện.

Các đại biểu được nghe báo cáo viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an truyền đạt những điểm mới, nội dung trọng tâm của hai luật.  Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều với những điểm mới.  Luật Đất đai có 3 nội dung giao HĐND cấp tỉnh quy định chi tiết. Đó là: chính sách của địa phương về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026 và quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 1/1 của các năm tiếp theo. Luật Đất đai 2024 quy định 17 nội dung giao UBND cấp tỉnh quy định chi tiết. Cụ thể như ban hành: Quyết định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản 3 Điều 16; đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở, công trình xây dựng quy định tại Điều 102 để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất; quy định mức bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà không thể di chuyển; đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; quy định mức bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt, bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt quy định tại khoản 1 Điều 104; quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn; quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị…

Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 giúp giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ phát triển KT-XH, phục vụ công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái, phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ hiệu quả cho chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Những điểm mới của Luật Căn cước như: Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi từ ngày 1/7/2024; từ ngày 1/7/2024, công dân sẽ có căn cước điện tử; bỏ quê quán, vân tay, đặc điểm nhân dạng trên thẻ căn cước; bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin trong thẻ căn cước; bổ sung giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; thủ tục cấp thẻ căn cước phải lấy sinh trắc học mống mắt đối với các trường hợp công dân trên 6 tuổi; khai tử chứng minh nhân dân từ ngày 1/1/2025…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phan Thế Tuấn cho biết: Luật Đất đai và Luật Căn cước là 2 luật có tác động sâu rộng đến đến chính trị, KT-XH, an ninh, quốc phòng và môi trường.  Để đáp ứng yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, đồng chí đề nghị Hội đồng PHPBGDPL cấp huyện, các ngành Ủy viên Hội đồng và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt kịp thời nội dung 2 luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và tổ chức, người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt quan tâm phổ biến các quy định mới, nội dung đáng chú ý và  những điểm cần được làm rõ. Kịp thời ban hành các kế hoạch triển khai thi hành luật; bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về đất đai, kiến thức quản lý nhà nước về đất đai cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai từ tỉnh đến xã; tổ chức tập huấn về điểm mới của Luật Căn cước cho cán bộ, công chức, nhất là lực lượng công an, để nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật, từ đó áp dụng đúng đắn trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành có liên quan khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến đất đai để tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới bảo đảm phù hợp và đồng bộ với các luật được thông qua và văn bản pháp luật hiện hành. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến, phản biện đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết về đất đai và căn cước tại địa phương; tham gia phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tìm hiểu pháp luật và chấp hành đúng các quy định.

Danh Thơm