Truy cập nội dung luôn
Thứ bảy, 11 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,282
Tổng số trong ngày: 7,942
Tổng số trong tuần: 55,273
Tổng số trong tháng: 114,824
Tổng số trong năm: 1,110,882
Tổng số truy cập: 17,198,889

Hiệp Hòa đẩy mạnh công tác xếp hạng, nâng hạng di tích nhằm phát huy giá trị của các di tích

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Theo thống kê, hiện nay số di tích trên địa bàn huyện là 687 di tích, trong đó có 128 di tích được xếp hạng. Nhằm khẳng định giá trị lịch sử, ý nghĩa của di tích trên địa bàn huyện, khai thác phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; động viên cán bộ, nhân dân trong công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, giai đoạn 2021-2025, huyện Hiệp Hòa đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong việc xếp hạng, nâng hạng di tích.

Đình Chợ Vân được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt ATKII.

Trong đó xếp hạng di tích cấp tỉnh gồm: năm 2021 hoàn thành hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng Đình Hoàng Lại xã Thanh Vân; năm 2022 lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích: Nghè Làng Dật, thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh; Đình và Chùa thôn Đông Lỗ, xã Đông Lỗ; năm 2023 lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích: Nghè Chính Đông, thôn Đông, xã Lương Phong; Đình và Chùa thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh. Nâng hạng di tích cấp tỉnh lên cấp quốc gia, gồm: năm 2022 lập hồ sơ khoa học đề nghị nâng hạng di tích Lăng Họ Hà xã Đoan Bái; Lăng Vân Cẩm xã Đông Lỗ và Đình Cẩm Xuyên xã Xuân Cẩm; Đình Thanh Vân xã Thanh Vân; năm 2023 lập hồ sơ khoa học đề nghị nâng hạng di tích: Lăng Nội Dinh xã Mai Trung; Lăng cụ Nghè Sổ xã Mai Đình (Lăng cụ Nguyễn Đình Tuân); Đình Vạn Thạch xã Hoàng Vân. Nâng hạng di tích cấp quốc gia lên cấp quốc gia đặc biệt gồm: năm 2022 lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt Đình Lỗ Hạnh, thôn Chằm, xã Đông Lỗ; năm 2023 lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với những di tích thuộc quần thể Lăng đá, bao gồm 8 di tích tiêu biểu: Lăng Họ Ngọ thôn Thái Thọ, xã Thái Sơn; Lăng Dinh Hương tổ dân phố Dinh Hương, thị trấn Thắng; Lăng đá Bầu thôn Xuân Biều, xã Xuân Cẩm; Lăng Họ Trần thôn Chùa, xã Lương Phong; Lăng Nội Dinh thôn Cẩm Trang, xã Mai Trung;  Lăng Họ Hà thôn Cầu, xã Đoan Bái; Lăng Vân Cẩm thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ; Lăng cụ Nghè Sổ (Lăng cụ Nguyễn Đình Tuân) thôn Châu Lỗ, xã Mai Đình.

Đình Vân Xuyên được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt ATKII.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện Hiệp Hòa triển khai thực hiện các giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa, ban hành kịp thời các văn bản quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế trên địa bàn huyện; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Luật di sản văn hóa, các văn bản pháp luật có liên quan khác trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa; Tăng cường chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Hằng năm, UBND huyện bố trí kinh phí hỗ trợ việc tu bổ, tôn tạo di tích xuống cấp; Ưu tiên đầu tư bảo tồn và phát huy các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch, di sản văn hóa phi vật thể đang đứng trước nguy cơ mai một; Khen thưởng động viên kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn làm nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã, Ban Quản lý di tích; Hằng năm mở từ 1-2 lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực di sản văn hóa ở cơ sở; Nâng cao vai trò của các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng là lực lượng then chốt trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện.

Thông qua đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, có các biện pháp tích cực nhằm phát huy giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa; tinh thần yêu nước; tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với giá trị lịch sử, cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam.

Phương Nhung