Truy cập nội dung luôn
Thứ bảy, 11 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,993
Tổng số trong ngày: 6,996
Tổng số trong tuần: 54,327
Tổng số trong tháng: 113,878
Tổng số trong năm: 1,109,936
Tổng số truy cập: 17,197,943

Hiệp Hòa lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

 

Huyện Hiệp Hòa là nơi có vị trí quan trọng cho các hoạt động quốc phòng, an ninh, là cửa ngõ, phên dậu án ngữ hai vùng chiến lược trọng yếu giữa châu thổ sông Hồng với vùng núi Việt Bắc, là nơi thuận lợi thông thương kinh tế- xã hội. Với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, cùng với quá trình hình thành và phát triển, trên địa bàn huyện hiện đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng như các đình, chùa, lăng tẩm, miếu nghè, các lễ hội văn hóa dân gian…

Lễ hội truyền thống Bơi Chải làng Mai, xã Mai Đình.

Theo số liệu thống kê, huyện Hiệp Hòa có 687 di tích, gồm: 130 đình; 151 chùa; 24 đền; 23 nghè; 43 nhà thờ họ; 17 nhà thờ đạo; 129 miếu; 97 điếm; 22 lăng mộ; 9 nhà tưởng niệm; 28 giếng cổ; 6 điểm An toàn khu hai (ATK II); 8 di tích khác. Trong số 126 di tích đã xếp hạng có 19 di tích cấp quốc gia (4 lăng, 8 đình, 3 nhà, 3 đền, 1 chùa) và 107 di tích cấp tỉnh (97 đình, 48 chùa, 1 nhà lưu niệm, 5 lăng, 3 nghè, 2 đền, 1 từ đường). Trong đó có 7 di tích lịch sử văn hóa và 11 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia; 92 di tích lịch sử văn hóa và 17 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Hiệp Hòa có 26 lăng đá, các lăng này chủ yếu được xây dựng để thờ các vị quan có công với nhân dân, quê hương đất nước như: Quận công Trần Đình Ngọc thờ tại lăng họ Trần, xã Lương Phong; lăng Chúa Đôi thờ vị quan triều Lê là Đĩnh Quận công Lê Công Mỹ; lăng họ Ngọ thờ Phương Quận công Ngọ Công Quế; lăng Dinh Hương thờ Quận công La Quý Hầu (La Đoan Trực). Các di tích thờ Thành Hoàng tại các đình phân bố ở 26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đó là Đức Thánh Cao Sơn – Quý Minh được thờ ở đình Ngọc Thành xã Ngọc Sơn, đình Nga Trại xã Hương Lâm, đình làng Khánh, đình làng Giữa xã Lương Phong… các di tích thờ thánh Tam Giang như đình làng Tứ xã Lương Phong, đình Vụ Nông, xã Bắc Lý. Di tích thờ Phật ở các chùa được phân bố trên 26 xã, thị trấn của huyện bao gồm 151 chùa. Một số chùa tiêu biểu như: chùa Quang Trung, thị trấn Thắng, chùa An Lạc, xã Mai Đình, chùa Chèo, xã Thái Sơn, chùa Cả, xã Bắc Lý, chùa Cả, xã Hương Lâm, chùa Phúc Linh, xã Hương Lâm, chùa Hưng Phúc, xã Quang Minh, chùa Linh Gióng,  xã Đồng Tân.

Hiệp Hòa có số lượng di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật tương đối nhiều. Trong số đó có đình Lỗ Hạnh là một di tích tiêu biểu cho loại hình kiến trúc nghệ thuật, đây là một kỳ công của cư dân Hiệp Hòa vào TK XVI. Đình Lỗ Hạnh được coi là “Đệ nhất Kinh Bắc”. Tiếp đến là đình Trâu Lỗ, xã Mai Đình, đình Hương Câu, xã Hương Lâm, chùa Hưng Phúc, xã Quang Minh, đình Đông Trước, xã Mai Đình và hệ thống lăng đá: Dinh Hương xã Đức Thắng, lăng họ Ngọ, xã Thái Sơn… cũng là những di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật.

Hiệp Hòa cũng có số lượng lớn di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt phải kể đến hệ thống di tích ATK II, đó là đình Xuân Biều – xã Xuân Cẩm, đình Chợ Vân – xã Hoàng An, đình Vân Xuyên, Soi Đền, nhà cụ Ngô Văn Thấu, nhà cụ Ngô Văn Đông, nhà cụ Nguyễn Văn Chế – xã Hoàng Vân. Những di tích này được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử ATK II. Ngoài số di tích tiêu biểu kể trên của huyện còn có những di tích khác thuộc loại hình này như: đình chùa Đông Lâm, xã Hương Lâm, đình Quế Sơn, xã Thái Sơn, chùa An Thất, xã Hoàng An… Các di tích đều được người dân, gia đình, dòng họ, địa phương trực tiếp trông coi, quản lý, tu bổ, tôn tạo, gìn giữ.

Nguyễn Phương