Truy cập nội dung luôn
Chủ nhật, 28 Tháng 04 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,332
Tổng số trong ngày: 8,828
Tổng số trong tuần: 8,827
Tổng số trong tháng: 194,399
Tổng số trong năm: 938,619
Tổng số truy cập: 17,026,626

Hai cây Đa Di sản Việt Nam trong quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đình- Đền Trâu Lỗ

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đình- Đền Trâu Lỗ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa có hai Cây Đa đã được Hội Bảo vệ Tài TN&MT Việt Nam cấp Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam từ năm 2015.

Làng Trâu Lỗ là một làng cổ có từ ngàn năm nay, là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều danh nhân khoa bảng làm rạng danh cho quê hương, đó là: Tiến sĩ Đoàn Xuân Lôi, đỗ Trạng nguyên năm 1384 triều nhà Trần; Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân, đỗ đầu khoa thi Đình năm 1901.

Làng Trâu Lỗ có ngôi đình và ngôi đền cổ thờ Vua Ông, Vua Bà và Đức Thánh Tam Giang, đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, cùng với hai cây đa cổ thụ là Cây Đa Nghè và Cây Đa Cầu- một minh chứng cho sự tồn tại và phát triển lâu đời của dân làng. 

Cây Đa Nghè được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Căn cứ vào các tư liệu lịch sử thì ngôi Đền Trâu Lỗ- nơi có Cây Đa Nghè đã có gần nghìn năm nay. Trải qua bao phong ba, bão táp và các cuộc chiến tranh, cây Đa vẫn tồn tại và phát triển. Những năm của thập niên 60 của thế kỷ trước, tán cây sum suê tỏa sát bờ đê, mái đền và vươn ra khắp mọi phía rộng khoảng 2000m2, lá đa to gần bằng bàn tay, quả đa chín đen trông như quả táo Tầu ăn rất ngọt và thơm. Chơi dưới gốc đa, trèo cây đa hái quả ăn là những kỷ niệm tuổi thơ không thể nào quên của biết bao thế hệ dân làng. Dưới gốc đa là nơi nghỉ mát tuyệt vời của dân làng những buổi trưa hè nóng bức. Sau thời kỳ phát triển cực thịnh đó, do gió bão và không được quan tâm chăm sóc chu đáo của con người, cây đã gẫy nhiều cành to và còn lại dáng hình như hiện nay, cần được chăm sóc và bảo vệ gấp.  Cây Đa và ngôi Đền đã chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại của dân làng Trâu Lỗ và Kim Thượng- sự kiện con trâu Trắng phủ phục trước Đền là cơ duyên cho sự kiện kết nghĩa Anh Em có một không hai trong lịch sử địa phương, trải qua hơn 400 năm vẫn tồn tại cho đến ngày nay. 

Cây Đa Cầu ở gần cổng phía Đông của làng và ngôi nhà ngói 7 gian, nhân dân gọi ngôi nhà ngói đó là Cầu. Căn cứ vào những chuyện được truyền lại của dân làng cùng với sự phát triển của cây thì cây Đa đã có tuổi khoảng hơn 200 năm. Dưới gốc đa và mái Cầu xưa là nơi nghỉ ngơi, tránh mưa tránh nắng của dân làng khi đi làm đồng, cũng là nơi tạm dừng chân của người thiên hạ nhỡ bước qua đây.

Có thể khẳng định hai cây Đa- Di sản Việt Nam cùng với ngôi Đình, ngôi Đền và lăng mộ cụ Nghè Nguyễn Đình Tuân đã hợp thành một quần thể di tích của làng, nâng cao thêm giá trị lịch sử, văn hóa của một làng cổ giàu truyền thống yêu nước, hiếu học và nhân văn. 

Nguyễn Phương (st)