Truy cập nội dung luôn
Thứ sáu, 10 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,738
Tổng số trong ngày: 6,097
Tổng số trong tuần: 45,194
Tổng số trong tháng: 104,745
Tổng số trong năm: 1,100,803
Tổng số truy cập: 17,188,810

Di tích Đình làng Đông Lâm, xã Hương Lâm

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Đình Đông Lâm thuộc thôn Đông Lâm, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hoà. Trước cách mạng Tháng 8/1945, Hương Lâm gồm 8 thôn: Hương Câu, Đông Lâm, Hạc Lâm, Phúc Linh, Nga Trại, Tiên Sơn, Nội Hương và Đồng Công thuộc tổng Mai Đình huyện Hiệp Hoà. Hiện nay thôn Đông Lâm thuộc xã Hương Lâm huyện Hiệp Hoà gồm 4 xóm: Khoai, Chùa, Róc, Chỗ. Đông Lâm ở về phía Tây Nam thị xã Bằc Giang, cách thị xã Bắc Giang 39km.

Hiện nay, ở đình Đông Lâm đang lưu giữ cuốn ngọc phả của hai vị đại vương, một vị công chúa triều Trưng nữ Vương. Qua cuốn ngọc phả và các đạo sắc phong hiện còn được lưu giữ ở đình Đông Lâm chúng tôi thấy đình Đông Lâm hiện thờ 3 vị : Linh Quang, Đô Giang và Diên Bình công chúa. Đó là những người có nhiều công lao với dân với nước trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc. Đó chính là giá trị lịch sử của đình Đông Lâm.Căn cứ vào kiến trúc còn lại ở đình Đông Lâm như các đầu dư, kẻ, và các đạo sắc phong thì thấy đây là một công trình kỉến trúc nghệ thuật tiêu biểu được khởi dựng từ thời Lê. Có thể nói, nét nổi bật nhất ở đình làng Đông Lâm là tính chất kiến trúc và nghệ thuật với những cấu trúc, đường nét, hình khối mang tính chất độc đáo và tiêu biểu của thời Lê - Nguyễn. Do vậy giá trị nổi bật nhất ở đình làng Đông Lâm là giá trị kiến trúc nghệ thuật vì thế xét về loại hình của di tích này thuộc loại hình di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật.

Đình Đông Lâm tọa lạc trên một khu đất rộng ở rìa làng Đông Lâm. Đình quay mặt về hướng Tây. Trước cửa đình là ngòi Con Đầm (trước đây gọi là sông Hát Giang), xung quanh đình là đồng ruộng, trường học. Toàn bộ cảnh quan nơi đây thoáng đãng, khồng bị che chắn bởi xóm làng.Trước sân đình là tam môn đồng trụ, bên cạnh là dải vũ, hai bên mỗi vì 3 gian. Căn cứ vào các đầu dư, kẻ còn lại hiện nay ở đình Đông Lâm thì thấy rằng, mặc dù đã qua nhiều lần tu sửa, những nét kiến trúc tiêu biểu của thời Lê vẫn còn khá rõ. Cùng với các đạo sắc phong và kiến trúc còn lại, chúng ta có thể khẳng định đình Đông Lâm được xây dựng vào thời Lê.Trên nóc đình có đắp bờ dải hoa chanh từ nóc xuống 4 đầu đao, khác với nhiều ngôi đình, ở đình Đông Lâm từ nóc đến phần giữa mái xuống các góc đao, người thợ kiến trúc ở đây đã khéo tạo ra con kìm để giữa mái để dáng đình được thanh thoát. Hai bên góc mái, người thợ lại đắp tạo hai đường cong như cánh diều đang bay lên. Với đao kép, người ta đã trang trí một bên là đầu rồng, một bên là đầu phượng và hoa cúc dây tạo vẻ thanh thoát cho ngôi đình.Mái đình thấp là một đặc điểm kiến trúc của các ngôi đình thời hậu Lê. Ở đình Đông Lâm, nó lại được tạo dáng thanh thoát nhẹ nhàng bởi các đầu đao cong, mái lượn mềm mại, duyên dáng. Toà đại đình gồm 3 gian 2 chái và một hậu cung nhỏ ( nửa gian). Toàn bộ ngôi đình được kết cấu theo kiểu thượng con chồng, hạ kẻ cốn với 6 hàng chân cột bằng gỗ lim chắc khoẻ. Toà tiền tế có 4 vì chính, hai vì chái. Hai vì giữa được cấu trúc theo kiểu thượng chồng rường, hạ trụ cốn, cốn dong. Ở hai cột cái có những đầu dư. Trong gian giữa của đình, để tạo hậu cung đã có hệ thống kết cấu kẻ góc. Từ giữa cột cái hàng trong cùa toà đại đình, người ta dùng hệ thống xà ngang, xà dọc để tạo ban thờ. Phía sau hậu cung được xây hai cột đồng trụ tạo hình tam sơn và đắp bờ dải hoa chanh. Đằng sau tường hậu cung có đắp hình hổ phù. Nghệ thuật điêu khắc ở đình Đông Lâm khá đặc sắc và tiêu biểu. Tuy vẫn là mảng đề tài truyền thống mà chúng ta thường gặp ở các ngôi đình cùng thế hệ có niên đại tương đương. Đó là đề tài tứ linh, tứ quý xen lẫn các hình hoa lá cách điệu. Con rồng - biểu tượng của thần quyền và vương quyền được thể hiện tập trung ở hầu hết các mảng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc ở đình Đông Lâm.Trong đình, các bức cốn,đầu dư, kẻ hiên đều được trang trí đẹp với những mảng chạm khắc theo đề tài truyền thống rồng, phượng và các mô tip hoa văn mây lửa mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Bên cạnh đó là nghệ thuật chạm khắc thời Nguyễn với đề tài “ Long phún thuỷ ”, Cá chép hoá rồng…Ở đình Đông Lâm, trên đầu dư ở mỗi cột đều được chạm khắc biến thể thành đầu rồng. Ở hầu hết các cấu kiện, kiến trúc gỗ, các nghệ nhân xưa đã tạo nên các hình lá cúc, mây tản để giảm bớt sự thô cứng, nặng nề của khung gỗ. Ở gian giữa của toà tiền tế, hai bức cốn mê với cách thức chạm kênh bong đã thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người thợ. Một mặt của bức cốn là hoa văn kỷ hà. Mặt bên kia lại chạm hình rồng, phượng. Đặc biệt con rồng ở đây trông thật dữ tợn với thân hình uốn khúc, đuôi cuộn lại, mũi gồ lên, tai lá, râu vuốt lên tai theo chiều bay của đao tóc. Con ly được chạm ở phía đuôi rồng, thân nhỏ bé nhưng đầu lại giống như đầu rồng, giống như con long mã ( mã hoá rồng). Các mảng mây chạm tản ra xung quanh giống như hình sóng nước. Cửa võng là thành phần chạm khắc nghệ thuật chủ yếu của toà đại đình. Nó nối liền hai cột cái bên trong gian giữa với nhau làm cho không gian đình thêm sống động. Nghệ thuật chạm khắc ở đình Đông Lâm cũng là sự biểu hiện tập trung cao nhất của thần quyền và vương quyền cùng các hình hoa lá mây lửa cách điệu mà không thấy chạm khắc cảnh sinh hoạt dân gian như nhiều ngôi đình thời Lê khác như đình Hương Câu trong cùng xã. Nhưng nổi bật lên ở đình Đông Lâm là nghệ thuật điêu khắc gỗ cùng nghệ thuật chạm lộng dân gian tinh xảo tiêu biểu ở thời Lê, Nguyễn. Trong bức cửa võng trước toà hậu cung chính là nơi hội tụ mọi sự tinh tuý của kết cấu kiến trúc với các đề tài “ lưỡng long chầu nguyệt”, “ lý ngư vọng nguyệt”

Đình Đông Lâm thờ ba vị : Linh Quang, Đô Giang và Diên Bình công chúa, là những người có nhiều công lao trong việc đánh đuổi ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc, đã được các triều đại Lê “ Nguyễn cấp nhiều đạo- sắc phong. Hiện nay, ở đình Đông Lâm hiện còn giữ được 6 đạo sắc phong sớm nhất là Vĩnh Thịnh, muộn nhất là Khải Định. Tất cả những hiện vật bằng gỗ ở đình Đông Lâm đều được sơn thếp, chạm lộng với đề tài: Long, ly, mạt hở phù, hoa lá cách điệu có niên đại thời Lê - Nguyễn. Ngoài ra đình Đông Lâm còn giữ được rất nhiều đồ thờ bằng gốm sứ như: bát, đĩa, nậm rượu... thời Nguyễn.

Di tích đình làng Đông Lâm, thuộc thôn Đông Lâm, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hoà là một trung tâm văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu của nhân dân địa phương.Là một địa phương chưa phải là mạnh về kinh tế nhưng từ mấy trăm năm nay, người dân thôn Đông Lâm đã tự xây dựng cho mình được một ngôi đình và giữ gìn nó cho đến tận hôm nay thì đó chính là tư liệu vật chất quan trọng, phản ánh rõ nét tình yêu quê hương, đất nước của người dân trong vùng. Đã trải qua mấy thế kỷ, ngôi đình Đông Lâm đã được tu sửa, tôn tạo nhiều lần song căn cứ vào những kiến trúc còn để lại trên các đầu dư, cửa võng và các hiện vật, các tài liệu, thư tịch thì ta có thể khẳng định đình Đông Lâm được khơi dựng vào thời Lê. Với kiểu thức kiến trúc truyền thống, nghệ thuật chạm lộng dân gian tinh xảo, tài khéo đã nâng vị trí của ngôi đình trong những di sản của nền văn hóa dân tộc.Đình Đông Lâm là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân thôn Đông Lâm từ xưa đến nay. Đình là nơi thờ phụng tôn nghiêm những người có công với dân vái nước trong việc đánh đuổi ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc đó là các vị Linh Quang, Đô Giang và Diên Bình công chúa.Đình Đông Lâm là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và cũng là trung tâm giáo dục truyền thống cho các thế hệ.Ngoài những ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, đình Đông Lâm hiện còn lưu giữ được khá nhiều những tài liệu, thư tịch cổ và các hiện vật có giá trị. Đó là các đạo sắc phong của các đời vua Triều Nguyễn, bản thần tích và các đồ thờ bằng gỗ được sơn thếp lộng lẫy, tinh xảo. Đó là những tư liệu hết sức quý giá, có giá trị cao trong việc tìm hiểu lịch sử, nghệ thuật và tôn giáo.

Đình làng Đông Lâm còn là trung tâm văn hóa, nơi diễn ra lễ hội cổ truyền, nơi đón tiếp các chạ anh ở làng Nga Trại. Đó chính là sự thể hiện truyền thống vãn hiến, thuỷ chung của người dân Đông Lâm. Đình Đông Lâm đã trở thành trung tâm văn hóa, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ.Cùng với những công trình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu có trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đình Đông Lâm chính là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu, có giá trị về nhiều mặt do cha ông để lại. Nó đã đóng góp một phần không nhỏ trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.

BBT