Truy cập nội dung luôn
Thứ hai, 13 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,311
Tổng số trong ngày: 918
Tổng số trong tuần: 4,664
Tổng số trong tháng: 120,496
Tổng số trong năm: 1,116,554
Tổng số truy cập: 17,204,561

Đồng chí Nguyễn Xuân Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện thăm, kiểm tra một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các địa phương

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

 

Sáng 1/4, Đồng chí Nguyễn Xuân Thảo, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Hiệp Hòa đã đi thăm, kiểm tra một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các địa phương trên địa bàn huyện. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện.

Mô hình nuôi dê sinh sản xã Thái Sơn

Đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện và các thành viên trong đoàn đã thăm và nghe quy trình sản xuất cũng như lợi nhuận hiệu quả, đề xuất hướng phát triển của các mô hình đem lại cho người tham gia sản xuất như: mô hình măng tre lục trúc ở xã Đồng Tân; Mô hình nuôi cá trê ta của hộ gia đình ông Đào Văn Tuấn, thôn Quế Sơn và mô hình chăn nuôi dê sinh sản của anh Đỗ Văn Lực ( sn 1994)  thôn Đồng Tân (xã Thái Sơn), mô hình được triển khai từ cuối năm 2023 hiện có hơn 100 con dê.

Mô hình măng tre Lục Trúc xã Đồng Tân có tổng diện tích 3,7ha, trong đó diện tích trồng cũ đã cho thu hoạch 1,7ha, diện tích trồng mới 2ha, tập trung chủ yếu ở thôn Giang Đông, Đồng Vân và Giang Tân. Năm 2017, nhận thấy lợi thế từ bãi bồi ven sông của địa phương, ông Nguyễn Phi Cử ( SN1964), thôn Giang Đông đã đưa giống măng tre lục trúc từ Tân Yên về trồng và bước đầu cho hiệu quả ổn định, hiện nay toàn gia đình ông trồng hơn 1,4ha. Cây tre lục trúc này cho hiệu quả kinh tế từ gốc đến cành. Ngoài việc lấy măng, các cành tre có thể được chiết làm cây giống. Mỗi cây có thể cho tới 7 đến 10 cây giống từ chiết cành. Mỗi cây giống có giá bán từ khoảng 70 đến 100 nghìn đồng; cành chiết từ 40 -50 nghìn đồng. Đối với măng thành phẩm giá bán khoảng 40.000 đồng/1kg măng tươi.

 

Trồng măng lục trúc không có nhiều rủi ro về sâu bệnh hay thời tiết nhưng để có được thành công cũng cần phải có thời gian, chú ý kỹ thuật, tìm hướng ra sản phẩm lâu dài. Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ mô hình này, đầu năm 2024 Hội nông dân xã Đồng Tân triển khai thành lập tổ hợp tác trồng măng tre lục trúc với 16 hộ gia đình là thành viên tham gia, đồng thời xã Đồng Tân cũng đã đăng ký xây dựng sản phẩm Ocop cho sản phẩm măng tre lục trúc của địa phương, tiến tới nhân rộng quy mô vùng trồng sản xuất tập trung.

Mô hình nuôi cá trê ta của hộ gia đình ông Đào Văn Tuấn, thôn Quế Sơn, xã Thái Sơn thuộc HTX Nuôi trồng thủy sản Quế Sơn với số lượng nuôi hơn 20 nghìn con, tổng diện tích 1,5ha. Được biết HTX Nuôi trồng thủy sản Quế Sơn được thành lập từ năm 2018 với 12 hộ chuyên nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tổng hợp.

Qua kiểm tra thực tế và lắng nghe tâm tư, đề xuất của các chủ mô hình, đồng chí Nguyễn Xuân Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện ghi nhận sự chỉ đạo tích cực, quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, các phòng ban chuyên môn trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực nông nghiệp của huyện nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi, còn nhiều khó khăn, việc xây dựng các mô hình trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi có hiệu quả gắn với áp dụng các tiến bộ KHCN, liên kết chuỗi rất quan trọng tạo hướng đi bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Vì vậy, Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện đề nghị xã Đồng Tân, Thái Sơn cần tiếp tục phát huy khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có của địa phương, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng, nhân rộng quy mô sản xuất vùng trồng tập trung phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, triển khai hỗ trợ các mô hình  tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi liên kết. Riêng đối với mô hình măng tre lục trúc ở xã Đồng Tân là sản phẩm mới có tiềm năng hiệu quả kinh tế cao, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Xuân Thảo đề nghị xã Đồng Tân phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của huyện phát triển nhân rộng mô hình, khai thác lợi thế bãi bồi, rà soát quy hoạch đất, nghiên cứu các điều kiện, tuyên truyền nhân dân nhân rộng, sản xuất thành vùng trồng tập trung, xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm măng lục trúc của địa phương.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thảo cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn Hội nông dân, Phòng nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp quan tâm tiếp thu các ý kiến đề xuất của các chủ mô hình, nghiên cứu, xem xét tham mưu UBND huyện có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp; triển khai xây dựng mô hình THT, HTX tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân; chú trọng hỗ trợ tập huấn khoa học, kỹ thuật; tìm đầu ra sản phẩm; xây dựng thương hiệu, đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử… Đồng chí Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện cũng mong  muốn các chủ mô hình, các THT, HTX, hộ gia đình trên địa bàn tiếp tục khai thác lợi thế địa phương mở rộng quy mô, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và quy trình sản xuất an toàn, xây dựng thương hiệu nông sản, tích cực tham gia chương trình OCOP… góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương.

Vân Anh