Truy cập nội dung luôn
Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Không tìm thấy video nào

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Không tìm thấy video nào

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,761
Tổng số trong ngày: 7,452
Tổng số trong tuần: 38,979
Tổng số trong tháng: 98,530
Tổng số trong năm: 1,094,588
Tổng số truy cập: 17,182,595

Độc đáo nghi thức Tướng quản tại lễ hội Y Sơn

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

 

Lễ hội Y Sơn được tổ chức trong 03 ngày, từ ngày 24-26/02/2024 ( tức ngày 15,16,17 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại quần thể Di tích lịch sử văn hóa Y Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa nhằm tưởng nhớ công ơn của danh tường Hùng Linh Công thời Hùng Vương thứ 6. Tại lễ hội có nhiều nghi thức, trò chơi dân gian độc đáo, trong đó có nghi thức Tướng quản – tái hiện hình tượng các tướng sỹ của Đức thánh Hùng Linh Công - Người giúp vua Hùng dẹp giặc Ân mang lại bình yên cho đất nước. Đây là nghi thức độc đáo chỉ có ở Lễ hội Y Sơn.

 

Để thực hiện nghi thức này, mỗi giáp lại phải tuyển chọn  những nam thanh, nữ tú, trong đó 1 nam làm quản tượng và 1 nữ làm tướng cưỡi trên những cỗ voi, cỗ ngựa của giáp mình. Tiêu chuẩn chọn tướng và quản rất nghiêm ngặt, đó là lứa tuổi học sinh từ lớp 6 đến lớp 8, đẹp người, đẹp nết, đẹp gia phong. Nói theo chữ trong " Phái hội Y sơn " thì nam thanh, nữ tú phải "sắc vụ tinh hoa, y mạo đoan nghiêm ". Voi giấy và ngựa giấy cũng được làm chắc chắn với kích thước lớn để phục vụ cho nghi lễ tướng quản, đây là những con vật đã cùng với các tướng sỹ của Đức Thánh Hùng Linh Công ra trận.

Trước khi vào chùa làm lễ, các nam quản tượng và nữ tướng phải qua ba vòng khám. Đây là giờ phút rất trang nghiêm, đòi hỏi các tướng và quản phải thể hiện đúng sắc thái, y mạo đoan nghiêm. Sau đó tướng và quản tượng lên voi, xe vào chùa lễ Phật. Sau khi đã chuẩn bị xong, theo các hồi chiêng, trống, người dân sẽ hộ tống tướng quản vào sân chùa, nghi lễ được diễn ra nghiêm trang.

Sử tích chép lại rằng, xưa kia Đức Thánh Hùng Linh Công sau mỗi lần thắng trận đều tổ chức cho quân sỹ của mình về làm lễ ở chùa Y Sơn để tạ ơn trời phật. sau này khi Ngài hóa Thánh về trời vào ngày rằm tháng giêng, dân làng lại tổ chức trang trọng nghi lễ này.

Nét độc đáo ở nghi lễ tướng quản đó là cách lễ (lễ nhún), đây là lễ khó nhất. Nữ tướng khi lễ hai tay đặt trước ngực, tay phải đặt trên tay trái đặt dưới trong tư thế trang nghiêm, mắt nhìn thẳng, hai chân từ từ nhún xuống, khi đầu gối chạm đất thì gập người xuống rồi lại từ từ ngẩng lên, bốn lần như thế là bốn lễ. Còn nam quản tượng tay phải cầm cờ đuổi theo vác vai, tay trái đặt lên ngực cũng lễ nhún như nữ. Khi hai gối đặt xuống chiếu, tay phải phất cờ, từ từ gập người xuống rồi lại từ từ ngẩng lên, bốn lần như vậy - tức bốn lễ. Cứ như vậy, các nam tướng quản, nữ tướng nghe theo nhịp trống thực hiện các thao tác nhịp nhàng, uyển chuyển cung kính.

Ngoài nghi lễ tướng quản, tại lễ hội Y Sơn còn nhiều nghi thức đặc sắc độc đáo như nghi lễ: lễ “cuốn cờ đập đất”; lễ kéo chữ… và nhiều hoạt động nổi bật khác thu hút đông đảo du khách thập phương đi hội Y Sơn. Đây là lễ hội dân gian còn lưu giữ được những giá trị thuần Việt sâu sắc, chính vì vậy người dân nơi đây vẫn có câu ca dao:“Vui nhất là hội chùa Thầy/ Vui thì vui vậy chẳng tày hội Ia”.

Vân Anh -  Danh Thơm